Trong tâm hồn mỗi người Việt Nam chúng ta đều có một khu vườn. Và trong một góc sâu kín của khu vườn ấy luôn luôn có một gốc cây đa, một bụi tre xanh mướt rì rào, tỏa bóng râm mát rượi mà thỉnh thoảng, trong vô thức hay hữu thức, chúng ta lại “tìm về”, núp dưới bóng râm ấy để ngơi nghỉ, hát ca, tâm sự, để làm đầy lại trái tim đã bị những nỗi nhọc nhằn của cuộc sống làm cho cằn cỗi. 

Cái “góc vườn bí mật” ấy chính là Ca dao. Chính nó đã âm thầm nuôi dưỡng, tưới tẩm cho “khu vườn tinh thần” của người Việt ta tự bao đời, và mãi luôn là chốn bình yên, ẩn nhẫn đợi chờ và sẵn lòng dang tay chào đón những người con đất Việt tìm về khuây khỏa. 

CA DAO: KHU VƯỜN BÍ MẬT CỦA TÂM HỒN

HIỂU VỀ CA DAO: CŨNG KHÓ NHƯ HIỂU VỀ TÂM HỒN

Ca dao gồm đủ ba tánh cách dân tộc, đại chúng và khoa học, là ba đức tánh tất yếu của một nền học thuật chơn chánh, tự đặt lấy nhiệm vụ phụng sự dân tộc:

    * Tính DÂN TỘC: được các nhà trí thức Việt Nam xem như là một thể văn đặc sắc hơn hết và có đặc tánh Việt Nam hơn hết.
    * Tính ĐẠI CHÚNG: diễn đạt những tình cảm con người có thể thừa nhận được ở khắp các thời đại và ở khắp nơi nơi. 
    * Tính KHOA HỌC: cần phải đặt theo những nguyên tắc khoa học sơ đẳng, những nguyên tắc bắt buộc phải quan sát thực tế và diễn tả đúng sát thực tế. 

"CA DAO GIẢNG LUẬN": MỘT KHẢO LUẬN VỀ "TÂM HỒN"

  • Một hành trình tìm về với suối nguồn tinh thần chứa chan, vô cùng, vô tận của dân tộc đang ẩn sâu nơi đáy lòng mình. Một bước đệm nhỏ giúp những ai đang cảm thấy tâm hồn “khô héo” dưới gánh nặng áo cơm. 
  • Tác phẩm được giữ nguyên phong vị của Thuần Phong theo bản in cũ, đặc biệt là các phương ngữ và lối dùng từ của riêng tác giả. nhằm giúp độc giả biết thêm về phương ngữ địa phương cũng như có cái nhìn khái quát về sự đa dạng, tiếp biến của tiếng Việt trong một khoảng thời gian dài
  • Rất nhiều chú thích được bổ sung nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ thêm về những bối cảnh, từ ngữ mà Ca dao gợi tả - đặc biệt là những bạn đọc trẻ tuổi vốn chưa quen với những phương ngữ, điển tích cũ, hoặc chưa tiếp xúc, gần gũi nhiều với Ca dao. Ngoài ra, việc đồng nhất các từ ngữ đã được tác giả sử dụng theo cùng một dạng cũng giúp việc tiếp nhận tác phẩm được thông suốt, trôi chảy.

Tác giả Thuần Phong tên thật là Ngô Văn Phát (1910 - 1983). Ông yêu thích văn chương từ khi hãy còn nhỏ.
- Năm 14 tuổi, ông bắt đầu tự làm một số câu ca dao gửi đăng báo Phụ nữ Tân văn, rồi thường xuyên cộng tác với báo ấy từ năm 1928 đến năm 1935.
Năm 1956, ông là tác giả của công trình đặt tên đường phố Sài Gòn.
Năm 1957, ông được Hội Encyclopaedia Britannica ở Luân Đôn (Anh) mời cộng tác. Nhận lời, ông gửi bài "Khảo cứu về thành phố Sài Gòn" và được đăng vào bộ tự điển của hội.
Năm 1964, quyển "Ca dao giảng luận" của ông đã được nhà nghiên cứu Maurice Durand lược trình và bình luận trong bộ sách của Trường Viễn Đông Bác Cổ. Cũng trong năm ấy, ông được tổ chức Nghiên cứu Việt học của Trường Đại học Sorbonne (Pháp) mời tham gia Dự án Nguyễn Du (Projet Nguyễn Du) để chuẩn bị cho cuộc lễ kỷ niệm 200 năm "năm sinh Nguyễn Du" (1965). Nhận lời, ông gửi thiên khảo luận "Nguyễn Du et la Métrique populaire" (Nguyễn Du với thể dân ca) và được đăng vào bộ sách Mélanges sur Nguyen Du (Tạp luận về Nguyễn Du).
                                                  - Wikipedia

NHÀ VĂN THUẦN PHONG: ÔNG LÀ AI?

Mặc cho sự khó khăn của đề tài khảo luận, tác giả Thuần Phong đã biết kết cấu một thiên trình giải minh bạch và tổng quát về Dân ca Việt Nam, ông có cống hiến thêm vài yếu tố mới (ca dao miền Nam, ca dao mới đặt). Yếu tố mới ấy không có mặt trong những thiên trình giải trước đây của Hoa Bằng, của Thanh Lãng, của Phạm Quỳnh... Quyển sách của ông vốn hữu ích cho việc nghiên cứu văn chương bình dân của Việt Nam.
- Nhà nghiên cứu Maurice Durand

THUẦN PHONG VÀ "CA DAO GIẢNG LUẬN"

...Xét về phương diện Nội dung, xã hội vốn là phong kiến và Khổng giáo, xây dựng trên tuân thủ trật tự đã lập thành, trên ngũ thường và tam cang. Chữ Hiếu là một trong những đức hạnh được khen thưởng nhứt và được giới răn nhứt:

"Con người có bố có ông,
Như cây có cội, như sông có nguồn."

...Khía cạnh lý thú của ca dao Việt Nam vốn ở chỗ cách diễn đạt một niềm lạc thú lành và mạnh của nông dân với một thể thức hết sức ý vị, hết sức hàm súc của những câu thơ diệu dụng.

"Cô kia tát nước bên đường,
Sao cô hớt ánh trăng vàng đổ đi." 

ĐĂNG KÝ NGAY
ĐỂ NHẬN SÁCH SỚM NHẤT

ĐẶT SÁCH

Thanh toán bằng tièn mặt khi nhận hàng
Chuyển khoản bằng Internet banking

Phương thức thanh toán

Osho
Chưa bao giờ sinh ra
Chưa bao giờ chết đi
Chỉ viếng thăm Trái Đất này từ
1931 - 1990

Hãy đợi email từ Khai Tâm nhé!

Cảm ơn bạn đã đặt sách 

Osho
Chưa bao giờ sinh ra
Chưa bao giờ chết đi
Chỉ viếng thăm Trái Đất này từ
1931 - 1990

Hãy chờ email từ Khai Tâm nhé!

Cảm ơn bạn đã đặt sách

Cô kia tát nước bên đường,
Sao cô hớt ánh trăng vàng đổ đi

Hãy chờ email từ Khai Tâm nhé!

Cảm ơn bạn đã đặt sách

Cô kia tát nước bên đường,
Sao cô hớt ánh trăng vàng đổ đi

Hãy chờ email từ Khai Tâm nhé!

Cảm ơn bạn đã đặt sách